Độ Cảm Biến Máy Ảnh - Dân Nhiếp Ảnh Nhất Định Phải Biết
Cảm biến máy ảnh là một thành phần vô cùng quan trọng trong việc chọn mua và sử dụng máy ảnh để mang lại những bức hình đẹp nhất, vì vậy cần phải hiểu biết về nó trước khi lựa chọn bất cứ dòng máy ảnh nào.
Cảm biến máy ảnh là một thành phần vô cùng quan trọng trong việc chọn mua và sử dụng máy ảnh để mang lại những bức hình đẹp nhất, vì vậy cần phải hiểu biết về nó trước khi lựa chọn bất cứ dòng máy ảnh nào.
Nếu như mắt người có các tế bào chịu trách nhiệm cảm nhận và phân biệt ánh sáng thành các loại màu sắc và hình khối, thì máy ảnh sử dụng cảm biến (sensor) của nó để làm công việc tương tự. Thay vì các tế bào, máy ảnh sẽ sử dụng một mảng bao gồm hàng triệu “tế bào” cảm biến, được gọi là điểm ảnh li ti để phân giải và đưa ra hình ảnh cuối cùng.
Cảm biến ảnh là gì?
Cảm biến ở thời đại kỹ thuật số cũng giống như những thước phim ở kỷ nguyên chụp phim. Với máy ảnh phim, ánh sáng đi qua ống kính và màn trập sẽ tiếp xúc với mặt phim, quy trình lộ sáng xảy ra tại đây và từ đó ảnh sẽ được "in" lên tấm phim. Cảm biến kỹ thuật số cũng vậy, đây là một thiết bị phần cứng bên trong camera, là "linh hồn" của chiếc máy, có khả năng thu nhận ánh sáng đi vào, biến các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện, tái tạo ra hình ảnh rồi lưu vào thẻ nhớ.
Sự hoạt động của cảm biến máy ảnh
Khi nhấn nút chụp ảnh, màn trập mở ra, quá trình tiếp xúc với ánh sáng bắt đầu, mỗi điểm ảnh thu thập và lưu trữ các photon ánh sáng. Khi kết thúc quá trình phơi sáng kết thúc, màn trập đóng lại và máy ảnh đánh giá số lượng các hạt photon rơi vào mỗi điểm ảnh. Số lượng tương đối của các photon tại mỗi điểm ảnh được tính ra cường độ sáng tương ứng, giá trị đó được xác định bởi độ sâu bit của từng cảm biến. Chính vì vậy kích thước cảm biến càng lớn, càng có khả năng tạo ảnh có trường ảnh mỏng (hậu cảnh mờ).
Cảm biến ảnh lớn hơn giúp bạn chụp ảnh tốt hơn trong cùng môi trường ánh sáng, nhất là ánh sáng yếu, có dải tương phản động rộng hơn, nhiều thông tin ảnh hơn, giảm nhiễu xạ trong hoàn cảnh ánh sáng khó, giảm thiểu nhiễu xạ...
Những lợi ích cốt lõi từ độ cảm biến cao
- Cảm biến ảnh lớn thì ghi nhận nhiều ánh sáng hơn, độ phân giải cao hơn
- Kích thước cảm biến càng lớn, càng có khả năng tạo ảnh có trường ảnh mỏng (hậu cảnh mờ)
- Cảm biến ảnh lớn hơn ít nhiễu xạ hơn (diffraction)
- Cảm biến lớn hơn thì ảnh ít bị crop hơn
- Cảm biến lớn khả năng chụp hình khá tốt ở nơi thiếu ánh sáng
Bên cạnh đó, cảm biến camera sẽ quyết định đến chất lượng đẹp/xấu của bức ảnh và kích cỡ tối đa mà bạn có thể in bức ảnh này ra. Ngoài ra, chất lượng ảnh không chỉ phụ thuộc vào kích thước vật lý của cảm biến, nó còn phụ thuộc vào số lượng pixel (các điểm ảnh nhạy sáng) có mặt trên cảm biến, và kích cỡ của các pixel này.

Hotline + Viber + Zalo: 0972.123.018 (Cameraman)
Mẫu tham khảo : www.heytv.vn
Facebook : https://vi-vn.facebook.com/rophistudio/
Trang Chủ : https://seotukhoa.com.vn/
Nhận xét
Đăng nhận xét